TỔNG HỢP CÁC LOẠI THUẾ DOANH NGHIỆP PHẢI NỘP P1

Ngày đăng: 12/12/2023

Thuế doanh nghiệp là một khoản phí mà các doanh nghiệp phải trả cho nhà nước dựa trên thu nhập hoặc hoạt động kinh doanh của mình. Các loại thuế này được sử dụng để đóng góp vào nguồn thu của quốc gia và hỗ trợ cho các dự án phát triển xã hội và kinh tế. Một doanh nghiệp phải nộp rất nhiều loại thuế khác nhau, tùy thuộc vào quốc gia và lĩnh vực kinh doanh của họ. Dưới đây là một số loại thuế mà doanh nghiệp có thể phải nộp.

 

1.Căn cứ pháp lý.

- Thông tư 156/2013/TT-BTC

- Thông tư 151/2014/TT-BTC

- Thông tư 219/2013/TT-BTC

- Thông tư 96/2015/TT-BTC

- Thông tư 78/2014/TT-BTC

- Nghị quyết 1269/2011/UBHN-VPQH

- Nghị định 108/2015/NĐ-CP

- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 

- Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010

- Luật Thuế tài nguyên năm 2009

2.Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

2.1.Thuế môn bài

2.1.1.Khái niệm

Theo quy định tại Khoản 2 điều 17 thông tư 156/2013/TT-BTC.

Thuế môn bài là khoản tiền doanh nghiệp phải nộp hàng năm khi bắt đầu sản xuất kinh doanh, dựa trên số vốn điều lệ được ghi trên giấy chứng nhận chứng nhận thành lập doanh nghiệp hoặc doanh thu (với hộ và cá nhân kinh doanh).

2.1.2.Đối tượng nộp thuế

Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh đều phải nộp lệ phí môn bài trừ trường hợp: Doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc mới chuyển từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian 03 năm tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu tiên.

2.1.3.Mức thuế phả đóng

Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng trở xuống: O3 triệu đồng/năm

Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp trên 10 tỷ đồng: O2 triệu đồng/năm

2.1.4.Thời gian nộp thuế

Nếu thời gian miễn lệ phí môn bài kết thúc trong 06 tháng đầu năm, hạn nộp là 30/7 cùng năm.

Nếu thời gian miễn lệ phí môn bài kết thúc trong 06 tháng cuối năm, hạn nộp là 30/1 năm đó.

2.2.Thuế thu nhập doanh nghiệp ( TNDN)

2.2.1.Khái niệm

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, được tính trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Trong đó, thu nhập chịu thuế bao gồm doanh thu thuần từ bán hàng, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các khoản thu khác sau khi đã trừ đi chi phí hợp lý.

2.2.2.Cách tính thuế

Thuế TNDN được tính theo công thức quy định tại thông tư 96/2015/TT-BTC như sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Thu nhập doanh nghiệp thường có biên độ là 20% tổng thu nhập chung. Thu nhập tính thuế TNDN trong kỳ được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi các chi phí được trừ, cộng thêm với các khoản thu chịu thuế khác.

Thuế suất thuế TNDN cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của mỗi công ty. Một số loại thuế suất có thể lên tới 32%-50% với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí, hay 40%-50% với các doanh nghiệp khai thác các tài nguyên quý hiếm khác...

2.2.3.Thời gian nộp thuế

Doanh nghiệp sẽ nộp thuế TNDN theo quý, hạn nộp là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

2.3.Thuế giá trị gia tăng

2.3.1.Khái niệm

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu, được tính trên giá trị gia tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả khi mua bán, sử dụng. Dù vậy, người trực tiếp tiến hành nghĩa vụ đóng thuế với Cơ quan thuế lại là doanh nghiệp, đơn vị sản xuất,...

2.3.2.Cách tính thuế

Có 2 phương pháp tính thuế GTGT là khấu trừ thuế GTGT và tính trực tiếp trên GTGT. Dựa vào các điều kiện của doanh nghiệp để xác định phương pháp tính thuế phù hợp.

Phương pháp khấu trừ thuế:

+ Điều kiện áp dụng: Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật:

  • Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp theo phương pháp tính trực tiếp.
  • Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp tính trực tiếp.

+ Công thức tính thuế:                     

Thuế GTGT phải nộp

= Thuế GTGT đầu ra

– Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

 

  • Thuế GTGT đầu ra = ∑ giá tính thuế x thuế suất (hàng hóa, dịch vụ bán ra) = tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.
  • Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định), chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng đầy đủ các quy định.

Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

Thường những doanh nghiệp áp dụng phương pháp này hoạt động ở các ngành mua bán, chế tác trang sức, vàng bạc, đá quý, cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu chịu thuế GTGT hàng năm thấp hơn 1 tỷ đồng hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

+ Công thức tính thuế:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

  • Tỷ lệ thuế GTGT được quy định tại Phụ lục I Thông tư số 40/2021/TT-BTC

Trên đây là tổng hợp các loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi ra kinh doanh. Việc nắm vững các loại thuế này và đảm bảo việc nộp đúng hạn là rất quan trọng để đảm bảo sự hợp pháp và ổn định trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Bài viết cùng danh mục

0947202189