KHI NÀO CÁ NHÂN PHẢI ĐÓNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Ngày đăng: 27/11/2023

Trong một xã hội phát triển, việc đóng thuế là một trách nhiệm của mỗi công dân đối với quốc gia mà họ sống. Trong việc thuế thu nhập cá nhân, có một số quy định quan trọng để xác định khi nào cá nhân phải chịu trách nhiệm đóng thuế. Điều này đảm bảo rằng mọi người đều có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước và bảo đảm sự công bằng trong hệ thống thuế.

 

  1. Căn cứ pháp lý
  1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là thuế trực thu tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các khoản thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh. Thuế TNCN là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách. Là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân nhằm góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Thuế TNCN được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế. Thuế TNCN không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp vừa đủ để nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết.

Căn cứ Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

  • Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

  • Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện của cá nhân cư trú.
  1. Khi nào phải đóng thuê thu nhập cá nhân

Căn cứ tại Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đỗi 2012), Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh, điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế TNCN và Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Theo đó, khi cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng sau khi đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo.

Các cá nhân có thu nhập dưới 11triệu đồng/tháng thì chắc chắn không cần phải đóng thế thu nhập cá nhân

  1. Ý nghĩa của việc đóng thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế là nguồn thu ngân sách quan trọng cho Nhà nước để thực hiện nhiều dự án cộng đồng và đảm bảo phúc lợi xã hội cho mọi người.
  • Nộp thuế thu nhập cá nhân giúp cán cân của nền kinh tế được cân đối giữa thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm.
  • Việc kê khai thu nhập cũng nhằm đảm bảo tính minh bạch trong nguồn hình thành thu nhập tránh những nguồn thu bất hợp pháp.
  • Những người nộp thuế là những người có mức thu nhập cao, việc nộp thuế cũng nhằm mục đích giảm khoảng cách giàu và nghèo trong xã hội.

Đóng thuế thu nhập cá nhân không chỉ là nghĩa vụ pháp lý của mỗi cá nhân mà còn góp phần quan trọng vào quỹ ngân sách của quốc gia. Qua việc nộp thuế, cá nhân đóng góp vào việc xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp, hạ tầng, chăm sóc xã hội, góp phần tạo nên một xã hội công bằng và phát triển.

 

Bài viết cùng danh mục

0947202189