PHÁP LUẬT HOA KỲ TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐA/XUYÊN QUỐC GIA - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Ngày đăng: 19/04/2022

        Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp đang ngày càng tìm kiếm những cơ hội thị trường mới và các nguồn lực hiệu quả ở các nước khác bên ngoài nước chủ đầu tư thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - đầu tư vào sản xuất nước ngoài với mục tiêu dành ảnh hưởng dài hạn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động đầu tư qua biên giới này là một hiện tượng tăng lên nhanh chóng, giá trị dòng FDI vào ở phạm vi toàn cầu tăng từ 13 tỷ USD năm 1970 lên 208 tỷ USD năm 1990, đạt mức 1387 tỷ USD năm 2000 và 1762 tỷ USD năm 2015. Quy mô xuyên quốc gia của các công ty trở nên rộng hơn khi các công ty này sát nhập hoặc mua lại (M&A) các công ty ở nước khác hoặc tiến hành đầu tư mới ở nước ngoài. Các công ty đa quốc gia (MNC) hiện nay chịu trách nhiệm về khoảng 2/3 dòng tài chính toàn cầu vào các nước đang phát triển. Hoạt động của các MNC đã, đang và sẽ là lực lượng chủ đạo thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Chúng là lực lượng chủ chốt trong hoạt động FDI. Vì vậy, các MNC đang càng ngày càng thâm nhập một cách mạnh mẽ vào tất cả các quốc gia.

        Có thể thấy, FDI là một nguồn vốn bên ngoài bổ sung cho những nguồn lực trong nước dành cho phát triển. FDI có thể hỗ trợ trong việc rút ngắn khoảng cách giữa các nguồn lực cần thiết để đảm bảo mức đầu tư mong muốn và nguồn lực tạo ra từ mức tiết kiệm nội địa thực tế. Đây vốn là vấn đề mà các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, thường phải đối mặt. Thêm vào đó, FDI không  chỉ là một nguồn tài chính mà còn là một gói các nguồn lực, có thể đem lại nhiều lợi ích hơn cho nước tiếp nhận đầu tư, ví dụ như chuyển giao công nghệ, tạo công ăn việc làm, nâng cao kỹ năng hoặc cải thiện hoạt động xuất khẩu. Những đóng góp tiềm năng này được quan tâm đặc biệt bởi các nước chủ nhà đang tìm cách đẩy nhanh quá trình phát triển bằng việc bổ sung năng lực công nghệ và những năng lực nội địa khác, và chìa khóa cho những nỗ lực tìm kiếm này chính là năng lực mà các MNC đem lại.

        Bên cạnh những mặt tích cực mà hoạt động đầu tư quốc tế của các MNC đem lại cho nước tiếp nhận đầu tư, hoạt động này còn có thể đi kèm với những rủi ro nhất định. Bên cạnh những rủi ro mang bản chất kinh tế, ví dụ như vụ việc tập đoàn Formosa (Đài Loan) đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gang thép tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh đã xả thải và gây thiệt hai nghiêm trọng về môi trường và kinh tế biển diễn ra vào tháng 4/2016 ở Việt Nam. Hành vi này đã làm ảnh hưởng lớn và tác động lâu dài đến cuộc sống của những người dân khu vực Miền Trung, Việt Nam. Các rủi ro còn xuất phát từ những hành động của Chính phủ. Ví dụ, việc một quốc gia đưa ra các chính sách thu hút FDI có thể dẫn đến tình trạng FDI chảy vào quá mạnh, các dòng FDI quá lớn so với khả năng hấp thụ của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực. Điều này làm tăng tỷ giá hối đoái, từ đó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với xuất khẩu và sản xuất thay thế nhập khẩu.

        Trong nỗ lực để tăng cường lợi ích của mình, các chính phủ trong đó có Việt Nam đang tìm cách hạn chế những rủi ro tiềm năng liên quan đến FDI, xét dưới dạng tác động đến nền kinh tế của quốc gia. Vì vậy, tầm quan trọng của FDI có thể được đánh giá không chỉ bằng quy mô hay tác động kinh tế, mà còn thông qua sự quan tâm ở mức độ quốc gia và quốc tế đối với vấn đề này. Vì thế, Việt Nam không thể thụ động. Sự đóng góp của FDI vào sự phát triển có thể được tăng cường bằng các chính sách không chỉ giới hạn ở việc tự do hóa chính sách đầu tư, mà còn dành các bảo hộ và đảm bảo về mặt pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút các MNC.

        Hoa Kỳ là một quốc gia có hệ thống Pháp luật tiên tiến, đặc biệt Pháp luật điều chỉnh về hoạt động của công ty đa quốc gia đã được hoàn thiện. Đồng thời, tầm quan trọng của các MNC trong hoạt động đầu tư quốc tế dẫn đến Việt Nam cần học tập Hoa Kỳ về chính sách và các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của các MNC là cần thiết trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

        Việc nghiên cứu pháp luật của Hoa Kỳ về hoạt động của MNC trong đầu tư quốc tế thực sự là vấn đề quan trọng và cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam. Chính vì lí do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: Pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư quốc tế của công ty đa quốc gia ở Hoa Kỳ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam làm đề tài luận án Tiến sỹ luật học của mình.

Khái quát về công ty đa quốc gia (MNC)

1. Khái niệm

        Trong các tài liệu về công ty đa quốc gia, có nhiều thuật ngữ được sử dụng như: công ty quốc tế (International Enterprise/Firm), công ty đa quốc gia (Multinational Corporations/Enterprises - MNCs/MNEs), công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations - TNCs), gần đây lại xuất hiện thuật ngữ công ty toàn cầu (Global Firm)... Ở khía cạnh kinh tế, các nhà nghiên cứu thường có sự phân biệt giữa công ty quốc tế với công ty đa quốc gia và công ty xuyên quốc gia. Trong đó, “công ty quốc tế” là công ty có sự quốc tế hoá thị trường, tức là hoạt động ở cả thị trường nội địa lẫn thị trường nước ngoài. “Công ty đa quốc gia” là công ty có sự quốc tế hóa nguồn vốn, tức là có chủ đầu tư thuộc các quốc tịch khác nhau. “Công ty xuyên quốc gia” là công ty có sự quốc tế hoá hoạt động kinh doanh nhưng chủ đầu tư thường thuộc một quốc tịch. Tuy nhiên ở khía cạnh pháp lý, các khái niệm này được xem xét dưới cùng một bản chất, việc tiếp cận, sử dụng các thuật ngữ khác nhau về công ty đa quốc gia chỉ hàm ý là tên gọi trong từng giai đoạn. [9]

        Dự thảo Luật về quản lý MNC của Liên hiệp quốc (đoạn 1), Bản Hướng dẫn đối với các MNC của OECD (đoạn 8) đã đưa ra cách hiểu về MNC: các khái niệm về công ty đa quốc gia đều có điểm chung, đó là các công ty đa quốc gia là các tập đoàn kinh tế tiến hành hoạt động sản xuất ở hai nước trở lên. Thông thường, các công ty này đặt trụ sở chính ở quốc gia gốc và mở rộng ra nước ngoài bằng cách xây dựng hoặc mua lại các công ty con ở các nước khác (quốc gia tiếp nhận). 

2. Vai trò của các MNC trong hoạt động đầu tư quốc tế - Sự cần thiết điều chỉnh của Pháp Luật.

Pháp Luật Hoa Kỳ trong việc điều chỉnh hoạt động của MNC.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ pháp luật Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

        Các cơ chế chi tiết về kiểm soát việc đưa vào và hoạt động của các công ty đa quốc gia (MNC) đã được thiết lập ở nhiều nước, trong đó bao gồm cả các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, khi đề cập đến việc quản lý hoạt động đầu tư của các MNC, hầu hết các quốc gia đều không có một Bộ luật hay Luật thống nhất nào. Các quy định về hoạt động đầu tư quốc tế của các MNC chủ yếu được các quốc gia quy định rải rác trong các Bộ luật và các Luật riêng lẻ trong các lĩnh vực khác nhau, ví dụ như Luật đầu tư; Luật doanh nghiệp; Luật thuế; Luật chống tham nhũng hay Luật về bảo vệ môi trường, ...

        Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhưng dễ hiểu về FDI là FDI chảy từ các nước giàu và phát triển tới các nước nghèo, đang phát triển. Tuy nhiên, thực tế không phải luôn luôn như vậy. FDI là một hoạt động diễn ra chủ yếu giữa các nước giàu. Trung tâm của Liên hợp quốc về các MNC, tổ chức hàng đầu theo dõi hoạt động của các MNC, ước tính rằng trong phần lớn thời kỳ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nước phát triển không chỉ là nước chủ nhà (nước đi đầu tư) của trên 95% dòng chảy FDI, mà còn là những nước tiếp nhận của trên 80% dòng vốn này. Thậm chí ngay cả khi có sự gia tăng gần đây của FDI vào các nước đang phát triển, số vốn FDI chảy vào các nước này cũng chỉ chiếm 37% tổng FDI toàn cầu, gần bằng với mức của các thời kỳ bùng nổ FDI khác [13]. Thực vậy, kể từ năm 1985, chỉ 5 quốc gia giàu (Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức, Nhật Bản và Pháp) là nước chủ nhà của khoảng 70% và là nước tiếp nhận của 57% FDI toàn cầu. Những thực tế này làm thay đổi quan niệm thông thường cho rằng các MNC thường chỉ quan tâm tới việc tìm kiếm những địa điểm đầu tư có giá nhân công rẻ nhất. Trong khi điều này có thể đúng với một vài MNC trong các lĩnh vực sản xuất đơn giản và đòi hỏi nhiều lao động, thì đối với nhiều MNC khác, mối quan tâm quan trọng hơn chính là việc tiếp cận hay ở gần các thị trường tiêu dùng giàu có, cũng như phản ứng lại sự di chuyển địa điểm của các MNC đối thủ lớn.

        Trong khoảng 30 năm qua, quan điểm về đầu tư nước ngoài của các nước đang phát triển đã thay đổi về chất. Cho đến giữa những năm 1980, nhiều chính phủ vẫn nhìn các MNC với con mắt nghi ngờ và không cho phép các công ty này được tự do hoạt động, bằng việc cấm hoàn toàn hoặc hạn chế các lĩnh vực hoạt động, hạn chế chuyển lợi nhuận và vốn về nước, hoặc áp đặt các yêu cầu nghiêm ngặt đối với hoạt động của các công ty này (mặc dù thông thường để đổi lại việc miễn thuế và trợ cấp). Ngược lại, hiện nay, các nước đang phát triển lại chào đón các FDI và tự do hóa rất nhiều luật lệ và quy định liên quan đến vấn đề này.

        Khác với các quốc gia phát triển, các quốc gia đang phát triển sở hữu rất hạn chế các MNC, nếu có sở hữu thì cũng chủ yếu là các MNC có quy mô vừa và nhỏ. Cùng với đó là nhu cầu về vốn cao để phát triển kinh tế, nên pháp luật của các quốc gia đang phát triển chủ yếu hướng tới mục tiêu tự do hóa đầu tư nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút các MNC, thúc đẩy dòng vốn đầu tư nước ngoài.

        Các MNC là các nhân tố chính làm thay đổi khung cảnh kinh tế và chính trị quốc tế. Là những tổ chức hiện diện rộng khắp với quyền lực và tính ”di động” cao, chúng gây ra cả sự nể phục lẫn sợ hãi.

        Các MNC đóng vai trò chi phối hệ thống sản xuất, phân phối và sử dụng nguồn lực trên phạm vi thế giới. Theo số liệu thống kê quốc tế do UNCTAD công bố, tính đến hết năm 2015 đã có khoảng 103.000 tập đoàn đa quốc gia tồn tại trên toàn thế giới. Các công ty này tạo ra doanh thu vượt quá GDP của nhiều quốc gia [27, tr. 4]. Khu vực tư nhân nắm giữ quyền lực kinh tế và xã hội đáng kể và thậm chí ngày càng mở rộng vào các ngành nghề mà Nhà nước đang nắm thế độc quyền, chúng thực hiện chức năng của chính phủ bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng, nhà ở và các dịch vụ y tế hoặc tổ chức các cuộc bầu cử. [33]

        Điểm đặc biệt nhưng dễ dàng nhận thấy ở các MNC hiện nay đó là khoảng 3.000 MNC hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, ô tô, truyền thông, hàng không, điện tử, … có chi nhánh ở nhiều nước trên thế giới, nhưng lại thực hiện nghiên cứu ở một nước, sản xuất các linh kiện ở nhiều nước và tạo ra sản phẩm cuối cùng ở một nước, sau đó là xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác.  Khi đánh giá về MNC, các chuyên gia đã nhận định: “Vượt lên những giới hạn không gian và thời gian, ngôn ngữ và phong tục, chúng thực hiện chức năng mới là những dòng chảy toàn cầu phức tạp, hoặc những mạng lưới tích hợp của con người, tiền tệ, thông tin, nguyên liệu thô, những chu trình sản phẩm”. Giám đốc Viện Quan sát thế giới Lester Grown cũng nhận xét: “Đã có lần người ta nói mặt trời không bao giờ lặn trên Đế quốc Anh. Ngày nay, mặt trời lặn trên đất nước Anh nhưng không lặn trên hàng chục đế quốc công ty toàn cầu bao gồm các đế quốc IBM, Unilever, Volkswagen và Hitachi” [23]. Có thể thấy rằng, MNC là một thực thể có đủ sức mạnh vượt ra ngoài khung khổ từng quốc gia, đóng vai trò quyết định trong hoạt động đầu tư và kinh doanh trên phạm vi toàn cầu. Các MNC của mỗi nước vừa chịu tác động của Chính phủ nước đó về quan hệ chính trị với một nước khác, nhưng cũng có khi vì lợi ích riêng, đã không tuân theo sự chỉ đạo của Chính phủ. Nhiều MNC của Hoa Kỳ đã vi phạm quy định của Chính phủ Hoa Kỳ về việc tẩy chay một số nước Ả Rập; các MNC dầu mỏ cung ứng cho các nước dựa theo mối quan tâm của họ, chứ không theo Chính phủ.

        Do đó, các MNC không chỉ có thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế và công nghệ của xã hội [30], mà còn gây tổn hại cho quyền con người, phá hoại môi trường, hoặc thậm chí phạm tội. Pháp luật quốc gia thường không thể tạo ra một khuôn khổ pháp lý để thực hiện kiểm soát các hành vi gây hại của các MNC, khi mà các hoạt động của nó diễn ra trên toàn cầu, tại các quốc gia có chủ quyền khác nhau. Ngoài ra, các quốc gia đang phát triển có nền kinh tế yếu kém phụ thuộc rất nhiều vào các khoản đầu tư của các MNC, do đó có thể không sẵn sàng để ban hành và thực thi các quy định quản lý về nhân quyền hay môi trường nhằm nâng cao tính hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài.

        Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh cãi về các ảnh hưởng do các MNC mang lại. Các học giả tự do kinh tế coi các công ty này là lực lượng mang lại sự thay đổi tích cực, mở rộng những điều tốt đẹp như công nghệ và năng suất rộng khắp thế giới. Các học giả dân tộc chủ nghĩa về kinh tế lại nhìn nhận chúng như là mối nguy hiểm đối với chủ quyền của các quốc gia - dân tộc. Chủ nghĩa Mác lại lo lắng rằng các MNC đang tạo ra một thị trường thế giới đặc trưng bởi tính bất bình đẳng và sự phụ thuộc. [34]

        Thực tiễn cho thấy không khía cạnh nào khác của kinh tế - chính trị quốc tế đã tạo ra nhiều tranh cãi và những tuyên bố hùng hồn hơn các MNC. Ở các quốc gia vẫn tồn tại sự kinh hãi và cảm giác bị đe dọa trước quyền lực của các tổ chức kinh tế trải rộng khắp toàn cầu này. Trong thập niên 1960 và 1970, khi sự bùng nổ mạnh mẽ về số lượng và sự bành trướng phạm vi hoạt động trên toàn cầu của các MNC được công chúng và giới học thuật để ý tới, đã xuất hiện rất nhiều chỉ trích về sự nguy hiểm mà các MNC gây ra đối với chủ quyền của các quốc gia và an sinh cũng như sự ổn định của công nhân sống trên toàn cầu. Họ cho rằng, với tiềm lực kinh tế của mình, các MNC có thể làm lũng đoạn thị trường, mất ổn định chính trị và dần dần dẫn đến thâu tóm hệ thống chính trị tại các quốc gia mà chúng đầu tư. Điều này gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động về nhân quyền và môi trường. Ngày nay, sau vài thập kỉ, khi các MNC trở thành một bộ phận cấu thành và vững chắc của đời sống kinh tế - chính trị quốc tế, thì đa số các quốc gia đã thay đổi cách nhìn nhận về các MNC. Các MNC ngày nay trở thành “con quái vật mà ai cũng yêu thích” - theo cách dùng từ của tạp chí The Economist [35]. Các quốc gia giàu, nghèo, không phân biệt chế độ chính trị, tất cả đều cạnh tranh nhằm kêu gọi các MNC đầu tư vào đất nước mình.

        Với xuất thân từ CNTB và chủ nghĩa đế quốc, cùng với sự khống chế ngày càng cao của các MNC đối với một phần lớn các nguồn lực kinh tế chủ yếu của thế giới (như vốn, công nghệ và kĩ năng quản lí), giờ đây các quốc gia không có lựa chọn nào khác có thể thay thế hữu hiệu cho chiến lược phát triển đầu tư quốc tế. Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, việc kêu gọi các MNC đầu tư phục vụ chiến lược phát triển đã và đang trở thành chính sách quan trọng nhất. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi và các chỉ trích về các MNC vẫn còn đó. Thậm chí ngay cả khi các MNC đã trở nên “được yêu thích”, thì họ vẫn là ”những con quái vật” đe dọa toàn cầu. Điều này đòi hỏi các quốc gia trên thế giới cần phải có những quy định pháp luật điều chỉnh một cách linh hoạt để có thể phát huy được những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của các MNC mang lại cho nền kinh tế của quốc gia mình.

        Bên cạnh sự tác động mang cả tích cực lẫn tiêu cực của các MNC đến các nước tiếp nhận đầu tư, thì hoạt động của MNC cũng chịu ảnh hưởng khá lớn của môi trường chính trị chính quốc và nước tiếp nhận đầu tư. Các vấn đề tác động đến các MNC như quy định về quốc hữu hóa tài sản, các quy định chuyển tiền ra nước ngoài của nhà đầu tư, các ưu đãi theo nguyên tắc đối xử quốc gia hay đối xử công bằng và thỏa đáng, ... Chiến lược đầu tư và thâm nhập thị trường của các MNC sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình hình kinh tế - chính trị của một quốc gia. Ví dụ, đối với các quốc gia có nền chính trị bất ổn như Syria thì các MNC sẽ rất hạn chế hoặc sẽ không tiến hành đầu tư vào quốc gia này. Chính vì lý do đó, với xu hướng tự do hóa ngày nay, các quốc gia đều đang tích cực đưa ra những chính sách nhằm thu hút các MNC đưa các dòng vốn FDI vào nước mình.

1. Pháp luật Hoa Kỳ

        Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhưng dễ hiểu về FDI là FDI chảy từ các nước giàu và phát triển tới các nước nghèo, đang phát triển. Tuy nhiên, thực tế không phải luôn luôn như vậy. FDI là một hoạt động diễn ra chủ yếu giữa các nước giàu. Trung tâm của Liên hợp quốc về các MNC, tổ chức hàng đầu theo dõi hoạt động của các MNC, ước tính rằng trong phần lớn thời kỳ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nước phát triển không chỉ là nước chủ nhà (nước đi đầu tư) của trên 95% dòng chảy FDI, mà còn là những nước tiếp nhận của trên 80% dòng vốn này. Thậm chí ngay cả khi có sự gia tăng gần đây của FDI vào các nước đang phát triển, số vốn FDI chảy vào các nước này cũng chỉ chiếm 37% tổng FDI toàn cầu, gần bằng với mức của các thời kỳ bùng nổ FDI khác [13]. Thực vậy, kể từ năm 1985, chỉ 5 quốc gia giàu (Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức, Nhật Bản và Pháp) là nước chủ nhà của khoảng 70% và là nước tiếp nhận của 57% FDI toàn cầu. Những thực tế này làm thay đổi quan niệm thông thường cho rằng các MNC thường chỉ quan tâm tới việc tìm kiếm những địa điểm đầu tư có giá nhân công rẻ nhất. Trong khi điều này có thể đúng với một vài MNC trong các lĩnh vực sản xuất đơn giản và đòi hỏi nhiều lao động, thì đối với nhiều MNC khác, mối quan tâm quan trọng hơn chính là việc tiếp cận hay ở gần các thị trường tiêu dùng giàu có, cũng như phản ứng lại sự di chuyển địa điểm của các MNC đối thủ lớn.

        Các nước phát triển luôn luôn chú trọng đến những quy định pháp luật điều chỉnh về đầu tư nhằm thu hút các MNC, bởi nhu cầu vốn rất quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia. Các quốc gia phát triển đang theo xu hướng mở rộng các quy định về thu hút FDI, đưa ra các khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập của các tập đoàn đa quốc gia vào nước mình. Ví dụ, để thu hút các MNC và tối đa hóa đóng góp của nó đối với các chiến lược phát triển thay thế nhập khẩu, trong thập kỷ 1970 và 1980, các quốc gia phát triển ở Mỹ Latinh đã sử dụng nhiều chính sách thương mại bảo hộ kết hợp với các chính sách thu hút FDI vào ngành sản xuất. Ngược lại, một số nước châu Á sử dụng cả chính sách FDI và chính sách thương mại (ví dụ như miễn thuế nhập khẩu) để khuyến khích các MNC đóng góp cho các chiến lược kinh tế hướng vào xuất khẩu của mình. Ví dụ, một số ít quốc gia và vùng lãnh thổ, như Hồng Kông, Macao theo đuổi chính sách thương mại và FDI tự do. Mặt khác, chính sách FDI của một số nền kinh tế như Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản có các chính sách công nghiệp hướng dẫn và định hướng các MNC liên kết với các công ty nội địa nhằm nâng cao năng lực sáng tạo và xuất khẩu của địa phương.

        Bên cạnh đó, các MNC được hình thành và có nguồn gốc chủ yếu từ các quốc gia phát triển. Do đó, sự phụ thuộc của các MNC vào các quốc gia phát triển cũng là một điều tất yếu. Các nước phát triển đã ban hành những chính sách và quy định pháp luật riêng biệt nhằm quản lý hoạt động của các MNC, điều tiết luồng vốn trong các MNC khi đầu tư ra nước ngoài để phục vụ những lợi ích chính trị và đối ngoại của mình. Quy định nổi bật của các quốc gia phát triển đối với hoạt động của các MNC đó là vấn đề kiểm soát và thành lập [15, chương 5]. Có một sự mâu thuẫn trong chính sách phát triển của các quốc gia, đó là các quốc gia luôn muốn thu hút đầu tư từ nước ngoài, nhưng các quốc gia này lại cũng có nhu cầu kiểm soát cao các dòng vốn đầu tư đó. Để cân bằng các mục tiêu này, các quốc gia đã ban hành các chính sách về đầu tư, hoặc ban hành các đạo luật hay luật về đầu tư.

        Các MNC chủ yếu có nguồn gốc từ các quốc gia phát triển, do đó cách tiếp cận về vấn đề kiểm soát các hoạt động của các MNC có sự khác biệt cơ bản giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. Hầu hết các quốc gia phát triển hiện nay nỗ lực tìm cách kiểm soát các MNC. Chính sách trong phát triển nền kinh tế thị trường về việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài, đã có một số các quy định để điều chỉnh các MNC nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế và giảm thiểu sự mất kiểm soát. Các hình thức quan trọng nhất của các quy định này là việc kiểm soát vốn ban đầu và hạn chế các lĩnh vực chính trong hoạt động đầu tư của các MNC. Hầu hết các quốc gia đều đưa ra một số lĩnh vực then chốt như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, và các ngành công nghiệp quốc phòng nhằm tạo ra một chính sách quốc gia rõ ràng và toàn diện liên quan đến đầu tư nước ngoài. Đây là xu hướng chung trong pháp luật của các quốc gia phát triển, việc kiểm soát vốn và các lĩnh vực kinh tế được phép thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ làm cho vấn đề quản lý các MNC trở nên rõ ràng và minh bạch hơn, đồng thời, nó cũng làm giảm những tác động tiêu cực mà mặt trái của các MNC mang lại.

        Tại các nước phát triển, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng hạn chế đầu tư nước ngoài. Các chính sách được duy trì không giống nhau. Kinh nghiệm của Canada là một bài học. Báo cáo về hoạt động đầu tư nước ngoài được ban hành đã chỉ ra sự thống trị của các MNC trong nền kinh tế Canada. Tuy nhiên, hiệp định thương mại tự do giữa Canada và Hoa Kỳ đã vô hiệu hóa giả thiết rằng luật pháp dựa trên cơ sở tự do hóa dòng vốn đầu tư nước ngoài giữa hai quốc gia. Canada đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài mới trên cơ sở hiệp định nhưng việc quản lý đầu tư của Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) dựa trên quá trình đó. Tuy nhiên, Canada là một trong những nước rút lui sớm nhất trong thỏa thuận về Hiệp định đa phương về bảo trợ đầu tư của OECD, trong khi các nước khác vẫn mở cửa cho đầu tư.

        Chủ nghĩa dân tộc cảm tính đóng vai trò quan trọng trong luật đầu tư nước ngoài của các nước phát triển. Tại châu Âu, những lo ngại về sự thống trị nền kinh tế của các MNC vô hình chung đã dẫn đến những quy định nghiêm ngặt đối với các công ty này. Mặc dù Hoa Kỳ ủng hộ quan điểm thị trường tự do nhưng cũng không cho phép một số hình thức đầu tư vào lãnh thổ Hoa Kỳ, nhiều ngành kinh tế bị kiểm soát thông qua việc hạn chế đầu tư nước ngoài như lĩnh vực hàng không, lĩnh vực năng lượng nguyên tử, và lĩnh vực thông tin liên lạc. Các bộ luật chống độc quyền được áp dụng để ngăn chặn sự thống trị của các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ như Đạo luật (Omnibus) Thương mại và Cạnh tranh được ban hành ngày 23 tháng 8 năm 1988 hay các đạo luật tương tự khác.

        Luật kiểm soát đầu tư nước ngoài ngày càng được lưu ý nhiều hơn, khi Hoa Kỳ từ một nước xuất khẩu vốn thành nơi dòng vốn đầu tư đổ vào trong năm 1980. Trong cùng năm này, việc sửa đổi Luật Quốc phòng năm 1950 đã mở rộng phạm vi cấm sáp nhập và thực hiện M&A của công ty Hoa Kỳ, bởi những lợi ích nước ngoài khi hành động như vậy được coi là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Ví dụ Đạo luật Exon - Florio tại Hoa Kỳ đã coi sự phát triển của các quỹ đầu tư quốc tế là các mục đích chính trị đằng sau - và có thể ảnh hưởng mạnh đến mục tiêu chiến lược và an ninh quốc gia.

        Bên cạnh đó, ở Hoa Kỳ, phạm vi kiểm soát còn được đề cập đến thông qua sự can thiệp bên ngoài lãnh thổ quốc gia khi pháp luật Hoa Kỳ áp dụng kiểm soát thông qua các công ty con của các MNC. Sự can thiệp bên ngoài biên giới Hoa Kỳ đã được hợp thức hóa thông qua chính sách của Hoa Kỳ về kiểm soát xuất khẩu. Đạo luật buôn bán với kẻ thù năm 1917, Đạo luật Kiểm soát xuất khẩu năm 1949, và hành vi của Cục Quản lý Xuất nhập khẩu năm 1969 và năm 1979, đã được ban hành để kiểm soát các giao dịch của các công ty con hay chi nhánh nước ngoài của các MNC Hoa Kỳ. Đạo luật buôn bán với kẻ thù trao quyền cho Tổng thống điều chỉnh tất cả các giao dịch thương mại và tài chính của công dân Hoa Kỳ với công dân nước ngoài, công dân trong thời chiến, hoặc quốc gia trong trường hợp khẩn cấp. Các quy định này nhằm cấm tất cả các hoạt động thương mại với các nước thù địch như Cuba, Bắc Triều Tiên, Bắc Việt Nam (trước đây), và cho đến gần đây là Trung Quốc. Kiểm soát xuất khẩu và hành vi quản lý xuất khẩu đã trao cho cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ  được "cấm hoặc ngăn chặn" tất cả các hoạt động xuất khẩu thương mại trên cơ sở bảo vệ an ninh quốc gia. Tòa án Hoa Kỳ có thẩm quyền xử lý trách nhiệm hình sự với công ty mẹ đối với hành vi vi phạm của các chi nhánh/công ty con ở nước ngoài của mình.

        Năm 1982, do sự mâu thuẫn về chính trị, Hoa Kỳ đã ra lệnh cho các MNC đang hoạt động ở nước ngoài phải thực hiện theo một lệnh cấm vận của Hoa Kỳ đối với Liên Xô, theo đó các MNC Hoa Kỳ và công ty con của nó ở nước ngoài không được phép xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang Liên Xô. Các biện pháp trừng phạt, được áp dụng đối với công ty con của Hoa Kỳ từ tháng 12 năm 1981, sau sự kiện áp đặt thiết quân luật ở Ba Lan, phạm vi các biện pháp này đã được mở rộng vào tháng 6 năm 1982. Theo lệnh cấm vận này, các MNC và công ty con ở nước ngoài của Hoa Kỳ phải làm việc theo giấy phép của Chính phủ Hoa Kỳ. Vụ việc này đã gây ra một cuộc xung đột nghiêm trọng giữa Hoa Kỳ và các nước đồng minh châu Âu, vì các nước châu Âu đã nhận thấy hành động của Hoa Kỳ là một hành vi đơn phương và có tính hồi tố đối với thẩm quyền ngoài biên giới quốc gia. Một số chính phủ châu Âu đã ban hành lệnh chính thức yêu cầu các MNC của Hoa Kỳ đang hoạt động trên lãnh thổ quốc gia mình cần tôn trọng các hợp đồng đã được ký kết. Khi các MNC của Hoa Kỳ tuân thủ theo những quy định của một số quốc gia ở châu Âu, thì Chính phủ Hoa Kỳ đã đặt ra các chế tài đối với các MNC, ví dụ, Chính phủ Hoa Kỳ đã tiến hành thu hồi tất cả các giấy phép xuất khẩu của các MNC không tuân thủ theo lệnh cấm vận của mình.

        Một lĩnh vực khác của Hoa Kỳ (cũng như của EC và Cộng hòa Liên bang Đức) về kiểm soát hoạt động của các MNC ngoài biên giới quốc gia - đó là vấn đề về chống độc quyền, Hoa Kỳ đã thông qua các đạo luật về chống độc quyền như Đạo luật (Omnibus) Thương mại và Cạnh tranh ngày 23 tháng 8 năm 1988. Các quy định trong đạo luật này tìm cách ngăn chặn các quy định về hạn chế cạnh tranh cả trong phạm lãnh thổ Hoa Kỳ và lãnh thổ của các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Tòa án Hoa Kỳ đã được trao thẩm quyền trên một phạm vi rộng bên ngoài lãnh thổ quốc gia thông qua quy định của đạo luật Omnibus, và các quy định điều chỉnh hoạt động của các công ty con nước ngoài trong các MNC của Hoa Kỳ. Thực tế, pháp luật của Hoa Kỳ coi một MNC có nguồn gốc từ Hoa Kỳ giống như một “phụ huynh” của các công ty con nước ngoài. Trên cơ sở đó, Chính phủ Hoa Kỳ cố gắng đưa ra các quy định yêu cầu các “phụ huynh” này phải công bố thông tin của các công ty con nước ngoài của nó. Nó buộc các công ty mẹ trong MNC của Hoa Kỳ phải điều chỉnh hoạt động của các chi nhánh nước ngoài bằng việc chấm dứt hoặc thay đổi các hành vi của các chi nhánh hay công ty con, mặc dù những hành vi đó là hợp pháp theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Chính sách cấm vận của Hoa Kỳ đối với Iran sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979 là một ví dụ. Lệnh cấm vận này được áp dụng không chỉ đối với các MNC của Hoa Kỳ mà cả các MNC của nước khác. Năm 1995, công ty dầu lửa Conoco của Hoa Kỳ bị chính quyền Clinton buộc phải hủy hợp đồng phát triển một mỏ dầu và rút vốn ra khỏi Iran, mặc dù việc ký kết và thành lập doanh nghiệp này là hợp pháp theo quy định của pháp luật Ian. Ngay lập tức, Công ty Royal Dutch Shell của Hà Lan và Công ty Total của Pháp nhảy vào thay thế. Hoa Kỳ đã đe dọa trừng phạt các MNC châu Âu nêu trên và điều này đã gây lên cuộc tranh cãi giữa Hoa Kỳ và EU. Tương tự, Công ty dầu mỏ Texaco của Hoa Kỳ cũng phải rút khỏi Myanmar vì sức ép trong vấn đề nhân quyền.

        Để đảm bảo cán cân thanh toán, Hoa Kỳ và một số quốc gia phát triển khác cũng đã có sự can thiệp vào các MNC. Trong những năm 1960, Chính phủ Hoa Kỳ đã cố gắng cải thiện cán cân thanh toán bằng cách yêu cầu các MNC Hoa Kỳ hạn chế đầu tư mới ở nước ngoài, thực hiện luân chuyển dòng vốn ở nước ngoài về nước. Điều này đã có tác động nghiêm trọng đến hoạt động đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ở Châu Âu, nơi mà chính sách này của Hoa Kỳ đã đe dọa làm giảm tăng trưởng kinh tế, làm tổn thương cán cân thanh toán, và làm thiếu hụt vốn trong thị trường các quốc gia châu Âu này. Các hạn chế về vốn đã kết thúc trong năm 1970 sau sự xuất hiện của các gói chính sách hỗ trợ và sự cải thiện trong cán cân thanh toán của Hoa Kỳ. 

        Chính phủ Hoa Kỳ cũng sử dụng các chi nhánh nước ngoài của các MNC Hoa Kỳ để gây áp lực cho Chính phủ Nam Phi, nhằm chấm dứt chính sách phân biệt chủng tộc của nước này. Đạo luật về chống phân biệt chủng tộc năm 1986 đã ngăn chặn các MNC và các chi nhánh của nó cung cấp các khoản vay mới cho Chính phủ Nam Phi hoặc tham gia vào đầu tư mới ở Nam Phi. Canada, Cộng đồng châu Âu, Khối thịnh vượng chung, và các quốc gia Bắc Âu cũng đã thông qua đạo luật tương tự về việc cấm đầu tư mới tại Nam Phi.

        Hoạt động chuyển giá làm cho nền kinh tế thế giới hàng năm bị thiệt hại nặng.Do đó, việc ban hành các biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi chuyển giá đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách của nhiều quốc gia.

2. Kinh nghiệm của Mỹ (Chuyển giá)

        Theo báo cáo của Cơ quan thuế nội địa Mỹ (IRS), từ năm 1998 đến 2005, khoảng 2/3 các công ty Mỹ và khoảng 68% các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Mỹ trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua việc chuyển một lượng lớn thu nhập ra nước ngoài để tránh một khoản tiền thuế lên đến 8 tỷ USD mỗi năm. Thực tế cho thấy, thuế suất ở Mỹ khoảng 40% cao hơn nhiều quốc gia khác, vì vậy hiện tượng chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Mỹ là khá phổ biến. Nhằm chống lại hiện tượng trên, Mỹ đã có một số biện pháp chống chuyển giá tương đối nghiêm ngặt. Đạo luật cơ bản và đầy đủ nhất về việc chống chuyển giá Mỹ ban hành đạo luật IRS Sex. Đạo luật này quy định nguyên tắc căn bản giá thị trường là cơ sở cho thực hiện định giá chuyển giao giữa các MNC với nhau nhưng đồng thời là cổ vũ cho việc vận dụng phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở chiết tách lợi nhuận. Mỹ quy định cụ thể các nguyên tắc chế tài dành cho hành vi chuyển giá:

► Phạt chuyển giá trong giao dịch: là loại hình chế tài khi có chênh lệch đáng kể trong giá chuyển giao nếu so sánh với căn bản giá thị trường theo quy định IRS Sec 482, mà hậu quả là số thu nhập chịu thuế không phản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh.

  • Với mức sai phạm trọng yếu đáng kể: mức phạt chuyển giá 20% dành cho trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 200% (hay dưới 50%) so với mức mà IRS Sec 482 xác định được.
  • Với tổng mức sai phạm trọng yếu: Mức phạt chuyển giá 40% danh cho trường hợp cso sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 400% (hay dưới 25%) so với mức mà IRS Sec 482 xác định được.

► Phạt bổ sung: Phạt bổ sung được áp dụng nếu phần thu nhập chịu thuế sau khi tính theo IRS Sec 482 tăng vượt mức quy định có thể cho trước.

  • Phạt bổ sung 20% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau: 5 triệu USD hoặc 10% trên tổng số thuế phải nộp.
  • Phạt bổ sung 40% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vướt qua mức thấp nhất trong hai mức sau: 20 triệu USD hoặc 20% trên tổng số thuế phải nộp.

        Ở Mỹ, việc lưu trữ và nộp trình các tài liệu hồ sơ liên quan đến giá bán, các giá trị mua bán, chuyển nhượng và các chứng từ khác không được quy định bởi luật. Nhưng trên thực tế, các công ty cần lưu giữ các tài liệu đó liên tục trong nhiều năm liền để phục vụ cho việc điều tra, xem xét khi có yêu cầu. Kể từ khi có yêu cầu, công ty phải gửi đầy đủ tài liệu đến IRS trong vòng tối đa 30 ngày. Việc xuất trình đầy đủ các chứng từ có ý nghĩa lơn trong việc xác định đâu là phương pháp tốt nhất sẽ được sử dụng để xem xét hành vi chuyển giá.

        Ngoài ra, Mỹ liên tục nâng cao số lượng và trình độ của đội ngũ nhân viên thuế nhằm phục vụ cho việc điều tra chống chuyển giá được thực hiện chính xác và chặt chẽ hơn. Năm 2009, cơ quan thuế tuyển chọn thêm 1200 nhân viên và dự định thêm 800 nhân viên trong năm 2010 để thực hiện rà soát, giám sát giá chuyển nhượng (Tạp chí CFO, 1/9/2009). 

Theo Luật kinh doanh và doanh nghiệp Hoa Kỳ, nhà kinh doanh có thể lựa chọn các hình thức doanh nghiệp sau đây:

Doanh nghiệp tư nhân (SP): Đây là hình thức doanh nghiệp phổ biến nhất tại Mỹ. Theo hình thức này, người chủ là cá nhân sẽ sở hữu toàn bộ tài sản của doanh nghiệp; là người có quyền quyết định duy nhất và chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình đối với các trách nhiệm và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm là năng động, linh hoạt trong điều hành, quản lý; tuy nhiên, có khuyết điểm là người chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình. Một ưu điểm nữa là doanh nghiệp tư nhân không cần phải khai và nộp thuế thu nhập riêng, mà người chủ doanh sẽ khai chung vào với thuế thu nhập cá nhân của mình.

Doanh nghiệp hợp doanh (GP): Theo hình thức này, 2 hay nhiều cá nhân hơn cùng sở hữu tài sản, điều hành quản lý chung, và chia rủi ro, trách nhiệm tài chính đối của doanh nghiệp hợp doanh. Việc hình thành doanh nghiệp hợp doanh thường dựa trên thỏa thuận của các bên tham gia. Những người chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình. Doanh nghiệp hợp doanh không phải kê khai và nộp thuế riêng, từng người chủ sẽ kê khai và nộp thuế cho phần lợi tức mà mình được hưởng.

Doanh nghiệp hợp doanh hữu hạn (LP): Doanh nghiệp hợp doanh hữu hạn có cùng 1 số tính chất như doanh nghiệp hợp doanh (GP), tuy nhiên, trong đó có 1 hay nhiều thành viên chịu trách nhiệm không giới hạn, và ít nhất 1 thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp của mình vào doanh nghiệp. Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn thường không có quyền quản lý, điều hành hay quyết định đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khác với 2 hình thức trên, các quy định về LP phải do luật tiểu bang quy định. Hình thức doanh nghiệp này cũng không phai kê khai và nộp thuế thu nhập, các thành viên sẽ là, điều đó.

Doanh nghiệp hợp doanh trách nhiệm hữu hạn (RLLP): Loại hình doanh nghiệp này cũng giống như các đặc điểm của 1 GP, tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là mỗi thành viên sẽ chỉ chịu trách nhiệm cho thiệt hại do chính hành vi của mình gây ra, mà không chịu trách nhiệm đối với hành vi sai trái hay thiệt hay gây ra bởi các thành viên khác. Hình thức này thường được sử dụng trong các lĩnh vực chuyên môn cao như luật, kế toán, y khoa,...

Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC): Đây là loại hình được quy định theo luật của từng tiểu bang, theo đó các thành viên sẽ cỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn đóng góp vào công ty. công ty không phải kê khai và nộp thuế, mà các thành viên sẽ kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cho phần lợi tức được hưởng. Hiện tại, hầu hết các tiểu bang đã cho phép hình thức LLC 1 thành viên (cá nhân, tổ chức).

Tập đoàn kinh doanh (BC): Hình thức doanh nghiệp này do luật tiểu bang quy định. BC có tư cách pháp nhân độc lập so với các thành viên sáng lập; nó có thể kiện và bị kiện. BC phải kê khai và đóng thuế thu nhập. Các thành viên và cổ đông cũng phải kê khai và đóng thuế thu nhập cá nhân cho phần lợi tức được hưởng. Thành viên và cổ động chỉ chịu trách nhiẹm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp. BC có thể phát hành chứng khoán ra thị trường và phải chịu sự điều chỉnh của luật chứng khoán tiểu bang và liên bang.

Tập đoàn chuyên gia (PC): Hình thức này cũng tương tư như BC, tuy nhiên, được thành lập bởi các chuyên gia trong các lĩnh vực luật, thuế,, kế toán, …

Tập đoàn nhỏ (SC): Hình thức này cũng tương tự như BC, tuy nhiên, số cổ đông được giới hạn từ dưới 100. SC không phải kê khai và nộp thuế, các cổ đông sẽ kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cho phần lợi tức được hưởng.

Tập đoàn gia đình (close C): Hình thức này do các thành viên trong gia đình hay bạn bè thành lập, và có cùng tính chất như SC.

Những nội dung cần biết

        Luật doanh nghiệp ở Mỹ do luật tiểu bang quy định, và mỗi tiểu bang đều có quy định riêng về doanh nghiệp; tuy nhiên, nhìn chung là quy định cơ bản về luật doanh nghiệp của các tiểu bang gần như giống nhau, bởi vậy, nhà đầu tư chỉ có thể cần tìm hiểu quy định về doanh nghiệp của một tiểu bang, thì cũng có thể hiểu được quy định của các tiểu bang khác về doanh nghiệp.

        Theo quy định của luật doanh nghiệp Mỹ, doanh nhân có thể tiến hành kinh doanh the hình thức hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân (sole proprietorship); hợp doanh (partnership); công ty trách nhiệm hữu hạn (limited liability company - LLC); hay tập đoàn (corporation - Corp.). Mỗi loại hình doanh nghiệp này đều có những ưu nhược điểm nhất định, trong góc độ đầu tư kinh doanh để xin thẻ xanh tại Mỹ của các doanh nghiệp Việt, thì loại hình LLC và Corp. sẽ là lựa chọn phù hợp vì chúng có những ưu điểm hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác trong quá trình chuẩn bị thủ tục xin visa cho nhà dầu tư.

        Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) là loại hình doanh nghiệp tương đối mới hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác, và hiện nay đã được tất cả 50 tiểu bang và các vùng lãnh thổ Mỹ công nhận. Một LLC có 02 ưu điểm lớn, đó là LLC được thừa nhận là một pháp nhân độc lập và chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của nó trong phạm vi số vốn do các thành viên góp vào mà thôi, các thành viên không phải chịu trách nhiệm cá nhân cho các khoản nợ, lỗ của công ty; thêm vào đó, việc kê khai và nộp thuế thu nhập hằng năm của LLC của khá dễ dàng, theo đó các thành viên công ty có thể lựa chọn hình thức kê khai và nộp theo loại hình Corp. (double taxation) hoặc là lựa chọn kê khai và nộp thế theo hình thức thuế thu nhập cá nhân (personal income tax), hay còn gọi là pass-through taxation.

        Nếu lựa chọn hình thức kê khai và đóng thuế theo loại hình Corp. (double taxation), thì LLC phải ke khai và đóng thuế cho phần lợi nhuận của LLC trước, sau đó mới chia lợi nhuận cho các thành viên. Các thành viên sau khi nhuận phần lợi nhuận được chia, lại phải kê khai và đóng thuế thu nhập cho phần lợi nhuận được chia này. Điều này có nghĩa là phần lợi nhuận sẽ bị đánh thuế 2 lần, vậy nên mới gọi là double taxation.

Nếu lựa chọn hình thức kê khai và đóng thuế pass-through taxation, thì LLC không phải đóng kê khai và đóng thuế trên phần lợi nhuận, mà các thành viên sau khi được chia lợi nhuận sẽ tự kê khai và đóng thuế trên phần lợi nhuận được chia.

        Mới nghe qua, thì có lẽ thấy là hình thức pass-through taxation tiết kiệm nhiều hơn hình thức double taxation, tuy nhiên, mỗi hình thức có mỗi thế mạnh riêng của nó, tùy thuộc vào mục đích sử dụng vốn của nhà đầu tư. TÌM HIỂU LUẬT PHÁP HOA KỲ sẽ phân tích chi tiết trong những bài viết sau.

        Thông thường, một LLC có từ 02 thành viên trở lên, tuy nhiên, hiện nay ở tất cả các tiểu bang đều đã công nhận LLC có 01 thành viên, và thành viên LLC có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.Tuy nhiên, trong thành phần thành viên của LLC phải có ít nhất 01 thành viên là công dân Mỹ hay thường trú nhân, hay là các diện được phép cư trú và làm việc hợp pháp khác tại Mỹ, và cư trú tại tiểu bang nơi LLC sẽ đặt trụ sở chính.

Việc quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của LLC có thể do một, hai, hay tất cả các thành viên đảm trách, hoặc có thể thuê mướn người quản lý. Đây chính là ưu điểm của diện LLC trong việcxin visa L-1 hay diện EB-5 trực tiếp cho nhà đầu tư Việt.

        Thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh đối với một LLC cũng khá đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp phải điền và nộp một mẫu đơn theo quy định của từng tiểu bang, đồng thời trả một khoản phí đăng ký theo quy định. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong việc đăng ký thành lập một LLC vẫn là việc chọn và đặt tên cho LLC làm sao cho không bị trùng với các doanh nghiệp khác để tránh trường hợp bị vi phạm tên thương nghiệp (trade name or business name) và tên thương hiệu (trademark). Việc này có thể thực hiện thông qua thủ tục name search và đăng ký (business name registration).
Tập đoàn (Corp.) cũng do luật tiểu bang quy định, và cả luật tiểu bang và luật liên bang đều công nhân Corp. có đầy đủ tư cách pháp nhân, giống như là một “người” vậy. Loại hình Corp., nếu phân loại theo hình thức kê khai và nộp thuế, thì được chia ra làm 02 loại, đó là C-corporation, và S-corporation. C-corporation là hình thức tập đoàn phải kê khai và đóng thuế theo double taxation, và có số lượng cổ đông không giới hạn. Trong khi đó, s-corporation là hình thức kê khai và đóng thuế theo pass-through taxation, tuy nhiên, S-corporation cũng có thể lựa cho kê khai và đóng thuế theo double taxation. Số lượng thành viên của S-corporation theo quy định là phải từ từ dưới 100 cổ đông. Cả 02 loại hình này của corp. Đều có thể lựa chọn được phát hành cổ phiếu ra công chứng hay chỉ bán cổ phần trong phạm vi hẹp như người thân, bạn bè…

        Bởi vì quy định về thủ tục, cơ cấu tổ chức, và các thức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh đặc thù, nên cả LLC và Corp. đều có nhiều ưu điểm cho nhà đầu tư Việt trong việc đầu tư kinh doanh và xin visa tãi Mỹ.

        Nhiều doanh nghiệp Việt nghĩ rằng việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty con tại Mỹ sẽ rất tốn kém chi phí; nhưng nay, với TÌM HIỂU LUẬT PHÁP HOA KỲ, quý vị sẽ mở được cơ sở tại 50 tiểu bang của Mỹ với chi phí hợp lý nhất.

 

Lê Đình Quyết*

Bài viết cùng danh mục

0947202189