THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020

Ngày đăng: 22/04/2022

Để hiện thực hóa ước muốn kinh doanh, việc đầu tiên cần phải làm đó chính là thành lập doanh diệp. Trong bài viết này, LVI Law Firm sẽ hướng dẫn quý khách hàng trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT - LVI Law Firm

Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

 

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp tư nhân 

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

  2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

2. Công ty hợp danh 

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên.
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Công ty TNHH một thành viên 

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên 

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên.
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

5. Công ty cổ phần 

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.                       

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Công ty sẽ phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ có trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP và sẽ phải tự chịu trách nhiệm về tính trung thực, độ chính xác của hồ sơ công ty mình khi nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.  

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp 

Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.  Có 3 phương thức để người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp, đó là:

  • Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Thông qua dịch vụ bưu chính;
  • Thông qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Nhận kết quả thành lập doanh nghiệp 

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu như hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngay khi được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì thông tin của doanh nghiệp cũng sẽ được công bố trên Cổng thông tin quốc gia.

--------------------------------------------------

Dịch vụ pháp lý Quý khách hàng có thể quan tâm

Trên đây là toàn bộ thủ tục Thành lập doanh nghiệp mới nhất theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Nếu quý khách hàng còn bất cứ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhất. Trân trọng!  

Bài viết cùng danh mục

0947202189