Ngày đăng: 05/12/2023
Sau thời gian thành lập và điều hành công ty, có thể do một số sự kiện mà chủ công ty muốn thay đổi hình thức kinh doanh hoặc thay đổi tư cách pháp nhân của công ty. Trong trường hợp này, Có 4 hình thức là chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty để chủ công ty lựa chọn. Trong bài viết sau đây, LVI sẽ phân biệt về chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty
II. Phân biệt chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty
Tiêu chí |
Chia công ty |
Tách công ty |
Hợp nhất công ty |
Sáp nhập công ty |
Doanh nghiệp được thực hiện |
|
|
|
|
Khái niệm |
Là việc từ một doanh nghiệp ban đầu (công ty bị chia) sau khi chia trở thành doanh nghiệp mới (công ty mới) |
Là việc từ một doanh nghiệp ban đầu (công ty bị tách) sau khi tách trở thành doanh nghiệp mới (công ty được tách) |
Hai hoặc một số công ty (công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất) |
Một hoặc một số công ty (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) |
Ví dụ |
Công ty A = Công ty B + Công ty C |
Công ty A = Công ty A + Công ty B |
Công ty B + Công ty C = Công ty A |
Công ty B + Công ty A = Công ty A |
Hình thức thực hiện |
Chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.
|
Chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới mà không chấm dứt sự tồn tại của công ty cũ |
Các doanh nghiệp mang tài sản, quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích hợp pháp của mình góp chung lại thành lập 1 doanh nghiệp mới |
Các doanh nghiệp bị sáp nhập mang toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình chuyển sang cho doanh nghiệp nhận sáp nhập. |
Hệ quả pháp lý |
Công ty bị chia chấm dứt tồn tại. Công ty mới có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ của công ty bị chia |
Công ty bị tách vẫn tồn tại sau khi hình thành nên công ty mới. Công ty mới có tư cách pháp nhân độc lập. Các công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ |
Công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của công ty bị hợp nhất. |
Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ |
Căn cứ pháp lý |
Điều 192 Luật Doanh nghiệp. |
Điều 193 Luật Doanh nghiệp. |
Điều 194 Luật Doanh nghiệp. |
Điều 195 Luật Doanh nghiệp. |