Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay giấy chứng nhận đầu tư là một loại giấy tờ pháp lý cần thiết đối với các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Vậy giấy chứng nhận đầu tư theo pháp luật hiện hành được quy định như thế nào ?
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Khái niệm về Giấy chứng nhận đầu tư
Giấy chứng nhận đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư
1. Trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc 1 trong các trường hợp sau:
- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
- Có tổ chức kinh tế (trong đó nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế (trong đó nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp 2.1b;
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Nếu như các nhà đầu tư có nhu cầu xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án thuộc trường hợp 2a và 2b thì thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Nội dung Giấy chứng nhận đầu tư
Giấy chứng nhận đầu tư ghi nhận các thông tin sau:
- Tên dự án đầu tư.
- Nhà đầu tư.
- Mã số dự án đầu tư.
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
- Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
- Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
► Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
► Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
- Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
- Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:
- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng trong khu kinh tế;
- Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư sau:
- Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
- Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
- Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
---------------------------
Dịch vụ Quý khách hàng có thể quan tâm
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho Quý khách hàng hiểu rõ hơn về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu quý khách hàng có thêm thắc mắc về vấn đề này, xin liên hệ với LVI Law Firm để được tư vấn một cách tận tình nhất. Trân trọng.