Cá nhân hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề y theo quy định của pháp luật, ngành nha khoa cũng không phải là ngoại lệ. Để trở thành người trực tiếp khám chữa bệnh cho người khác, đội ngũ y sĩ, bác sĩ cần phải có trình độ chuyên môn nhất định và có thời gian hành nghề tại các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định. Nhiều người băn khoăn không biết tại Việt Nam, cần những điều kiện gì để được cấp chứng chỉ hành nghề nha khoa.
- Cơ sở pháp lý
- Luật khám bệnh chữa bệnh 2009
- Nghị định 109/2016/NĐ-CP Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh .
- Phạm vi hoạt động của chứng chỉ hành nghề nha khoa:
Khi được cấp chứng chỉ hành nghề nha khoa, bạn đã đủ điều kiện cho thể hoạt động trong lĩnh vực thăm khám nha sĩ và được thực hiện các công việc sau:
- Mở hoặc làm việc tại các phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt;
- Được phép thực hiện khám, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt;
- Điều trị laser bề mặt;
- Chữa các bệnh viêm quanh răng;
- Chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng;
- Làm răng giả, hàm giả;
- Chỉnh hình răng miệng;
- Chữa răng và điều trị nội nha;
- Thực hiện việc cấy ghép răng Implant đơn giản với số lượng từ 1 đến 2 răng trong 1 lần thực hiện thủ thuật;
- Thực hiện tiểu phẫu thuật răng miệng;
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
Lưu ý: Những người có chứng chỉ hành nghề nha khoa sẽ không được phép thực hiện ghép xương khối tự thân để cắm răng hoặc người bệnh đang có bệnh lý về nội khoa tiến triển liên quan đến chất lượng cắm răng.
- Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề nha khoa
Luật Khám bệnh chữa bệnh 2009 quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề nha khoa:
- Phải có bằng tốt nghiệp Trung cấp y sĩ trở lên;
- Phải tham gia công tác tại các cơ sở y tế, bệnh viện được nhà nước cấp phép hoạt động tối tiểu 18 tháng (đối với bác sĩ) và 9 tháng (Điều dưỡng và kỹ thuật viên);
- Phải tham gia đào tạo liên tục cấp chứng chỉ hành nghề nha khoa;
- Không bị truy tố trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian hành án, không đang trong thời gian bị đình chỉ hay kỷ luật công tác;
- Phải đảm bảo có sức khoẻ tốt
- Đóng đủ những lệ phí cần thiết để được cấp chứng chỉ hành nghề nha khoa bao gồm: phí thẩm định cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: 360.000 đồng hoặc lệ phí xin cấp lại chứng chỉ: 190.000 đồng.