HƯỚNG DẪN THỦ TỤC THAY ĐỔI, BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Ngày đăng: 18/07/2022

Doanh nghiệp khi thực hiện thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh cần phải thông báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập. LVI Law Firm là công ty luật chuyên tư vấn và thực hiện thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh nhanh - uy tín - chi phí hợp lý. 

 

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC THAY ĐỔI, BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Hướng dẫn thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

 

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

1. Điều kiện đối với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp

  • Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp phải là ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
  • Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
  • Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
  • Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
  • Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

  • Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 

3. Hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh 

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
  • Phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, cần thêm các giấy tờ sau:

► Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

► Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

► Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh đối với công ty cổ phần.

► Quyết định của chủ sở hữu về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

4. Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề

  • Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và nộp tới Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
  • Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh thẩm định hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiêp.

---------------------------------------

Dịch vụ pháp lý Quý khách hàng có thể quan tâm

Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ với LVI Law Firm để được tư vấn và hỗ trợ về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh. Trân trọng !

Bài viết cùng danh mục

0947202189