Ngày đăng: 21/11/2023
Công ty cổ phần xuất hiện từ thế kỷ 17 và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp. Vào đầu thế kỷ 18, mô hình này đã trở thành hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Việc hiểu rõ về loại hình doanh nghiệp này để vận hành nó tại Việt Nam là điều cấp thiết đối với các nhà đầu tư.
I. Cơ sở pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2020.
II. Về Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ phần sẽ do các cổ đông sở hữu.
Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức, và lợi nhuận mà cổ đông nhận được từ việc sở hữu cổ phần là cổ tức. Đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
Khi đáp ứng đầy đủ các yếu tố để được coi là có tư cách pháp nhân theo Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015, công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Lúc này công ty chính thức có tư cách pháp nhân và có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu.
III. Cơ cấu tổ chức quản lý.
Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
a. Mô hình 1:
Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
b. Mô hình 2:
Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.