MỞ PHÒNG KHÁM NÊN THÀNH LẬP CÔNG TY HAY HỘ KINH DOANH

Ngày đăng: 09/08/2024

Trước hết, cần phải lưu ý rằng công ty hay hộ kinh doanh đều có những ưu, nhược điểm khác nhau và phù hợp với các mong muốn, nhu cầu khác nhau, không có loại hình nào là ưu việt hơn loại hình nào.
 

1. Công ty:

Mô hình công ty thường được lựa chọn khi kinh doanh phòng khám bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần.

 

2. Hộ kinh doanh:
Tiếp theo, để nói về hộ kinh doanh thì theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đây là mô hình do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Cấu trúc, nghĩa vụ thuế đối với hộ kinh doanh tương đối đơn giản nên đây thường là ưu tiên hàng đầu với các bác sĩ lần đầu kinh doanh và mong muốn bắt đầu với một phòng khám nhỏ quy mô, không có nhiều nhân sự, phòng ban, cấp bậc. Tuy nhiên, mô hình hộ kinh doanh cũng sẽ phát sinh một số bất cập trong trường hợp có nhiều nhà đầu tư góp vốn cho phòng khám hay thực hiện các thủ tục thay đổi sau này. Phân tích cụ thể theo bảng dưới đây:

 

3. Ưu và nhược điểm của mỗi loại hình

Hai loại hình công ty phổ biến nhất là Công ty TNHH và Công ty cổ phần, khi đặt lên bàn cân với Hộ kinh doanh thì mỗi loại sẽ có những ưu, nhược điểm như sau:

 

 

- KẾT LUẬN

Như vậy, có thể thấy dù là hộ kinh doanh hay công ty thì cũng sẽ phù hợp với những mong muốn nhất định của nhà đầu tư.

Trường hợp nhà đầu tư đồng thời là bác sĩ đứng tên phòng khám, mới kinh doanh lần đầu và mong muốn kinh doanh nhỏ lẻ, không cần cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng thì có thể lựa chọn mô hình hộ kinh doanh vì sự đơn giản và tinh gọn của hộ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nếu sau này phòng khám có nhu cầu thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật thì sẽ phải đóng cửa hạ biển phòng khám hiện tại và mở phòng khám mới, đứng tên người mới.

Ngược lại, mô hình Công ty sẽ phù hợp hơn với những nhà đầu tư mong muốn xây dựng một hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh, hiểu về cấu trúc, cơ cấu tổ chức của một công ty và đặc biệt, có bộ phận kế toán để thực hiện nghĩa vụ nộp tờ khai thuế, báo cáo tài chính kịp thời.

Trong trường hợp chủ phòng khám là bác sĩ, cũng đồng thời là người trực tiếp góp vốn và đứng tên phòng khám, mô hình kinh doanh nhỏ, hoạt động đơn lẻ, mong muốn đóng thuế làm sao cho đơn giản nhất thì nên lựa chọn mô hình hộ kinh doanh.

Ngược lại, mô hình Công ty sẽ phù hợp hơn với những nhà đầu tư có thể không phải là bác sĩ, mong muốn xây dựng một hệ thống hoặc chuỗi phòng khám bài bản, có nhiều người góp vốn và đặc biệt, có bộ phận kế toán để thực hiện nghĩa vụ nộp và khai thuế, báo cáo tài chính kịp thời.

 

Bài viết cùng danh mục

0947202189